Mè có hai loại trắng và đen, trong đó mè đen nhiều dược tính hơn nên được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Chữ Hán gọi là Chima, hạt mè là Chi ma tử. Sử sách chép rằng, cây mè vốn ở nước Hồ (tên xưa kia của Ấn Độ), vì vậy người Trung Hoa còn gọi cây mè (kể cả mè đen) là Hồ ma và hạt mè là Hồ ma tử.
Ngoài ra, Mè còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Du tử miêu, Duma, Cẩu sát, Cự thắng… Theo sách “Bản thảo cương mục” thì hạt mè bổ dưỡng ngũ tạng, chưng với mật ong chữa được nhiều bệnh. Với Nam dược thần hiệu thì: “Hạt mè vị ngọt, tính hàn, không độc, chất trơn, nhuận tràng, giải độc, tiêu nhiệt kết, sát khuẩn, có tác dụng thúc sản phụ sinh, chữa mụn lở rất công hiệu”.
Mè có hai loại trắng và đen, trong đó mè đen nhiều dược tính hơn nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. mè đen vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt.
Đông y dùng dầu mè và mè để làm thuốc bổ, nhuận tràng và lợi sữa. Nếu sản phụ ít sữa, dùng mè rang trộn với với ít muối, dùng ăn hàng ngày. Dầu mè đen dùng để chữa táo bón rất hiệu quả (dùng mỗi tối trước khi đi ngủ). Món bánh tráng mè đen ăn kèm với các món mì Quảng, chả cá… mè vàng còn dùng để rắc vào các món gỏi măng, thịt nướng… cũng là cách có thêm sinh tố E, Canxi và các loại chất béo có lợi cho cơ thể.
Trong gia đình có người cao tuổi hay mệt mỏi (khó ngủ, ăn không ngon, đau nhức xương cốt, loãng xương) nên nấu cháo mè đen. Trước khi nấu cần rang chín mè đen, xay nhuyễn. Cháo nấu chín nhừ với thịt xay, sau đó cho mè đen vào trộn. Cháo mè đen có công dụng bổ máu, giúp tai thính, mắt tinh, tăng cường sức lực…
Những người bị cholesterol cao (có nguy cơ bị xơ vữa mạch máu, tuổi thọ ngắn) nên dùng món cháo mè nấu với khoai mỡ. Khoai mỡ chứa nhiều chất nhầy có tác dụng “khóa” cholesterol không cho nó hoạt động và buộc nó theo chất thải ra ngoài. Riêng mè đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol.
Chữa táo bón: táo bón biểu hiện đại tiện không ra, trong bụng tức ách, người bức bối khó chịu, nếu không chữa ngay sẽ trở thành chứng táo bón kinh niên. Cần dùng 1 chén dầu mè, hoặc nhai một nắm hạt mè trắng hay đen đều được vào mỗi buổi sáng, sẽ giúp đi tiêu dễ dàng…
Chữa trúng nắng ngất xỉu: trời hè nóng nực người yếu khi ra trời nắng dễ bị trúng nắng ngất xỉu. Gặp trường hợp này lấy 1 thăng (1 lít), sao gần cháy, để nguội tán nhỏ uống mới nước mới múc. Mỗi lần uống 3 đồng cân (12g), rất công hiệu.
Chữa chứng ngộ độc nặng: bị trúng độc nặng, đại tiện ra máu màu như gan hoặc nôn ra máu, đau bụng như cắt ruột, tức nghẹt, bụng trướng, rất dễ biến chứng do độc chất ngấm vào phủ tạng mà chết (nếu không chữa trị kịp thời), cần lấy ngay 1 bát dầu mè cho uống, chất độc sẽ nôn thốc ra được thì sẽ khỏi.
Chữa rụng tóc: mỗi lần chải đầu tóc bị rụng nhiều hoặc sáng dậy thấy tóc rụng vương vải trên gối. Lấy 1 bát ăn cơm mè rang chín, tán nhuyễn thêm đường nấu uống tóc sẽ hết rụng và đen mượt.
Chữa đau răng: thường do hỏa trong người quá vượng mà phát nhiệt rồi sinh bệnh. Cần dùng 1 bát ăn cơm mè đen và 1 bát nước sắc còn lại 1 bát chia đều ra ngậm và súc miệng trong ngày nhiều lần. Sau khi súc miệng thì nhổ đi không nuốt. Chỉ cần 2 lần sắc thang này là khỏi đau.