Nguyên Chất Từ Tâm
Trang chủ / Start-Up / Nông nghiệp mới

Nông nghiệp mới

Đất nước ta với hơn 70% là đất nông nghiệp, tuy nhiên số lượng và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn thị trường phân khúc cao lại rất ít. Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đóng gói chế biến sâu đều được nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, …

Dầu phộng, dầu mè đen nguyên chất Bảo Tâm tại siêu thị Co.opmart

Vậy xu thế nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào dành cho các bạn trẻ startup?

Theo Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao: Chúng ta đang dần hướng đến một nền nông nghiệp sinh học thay cho nông nghiệp hóa học, ở đó thiên nhiên, môi trường được bảo vệ, đề cao. Vậy người trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cần làm gì? Theo tôi nếu những người trẻ có điều kiện về tài chính, nền tảng nhân lực thì hãy thành lập công ty công nghệ chính quy. Tôi từng chứng kiến những trường hợp giám đốc doanh nghiệp nông nghiệp có cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia, đối tác về công nghệ dữ liệu, điện toán đám mây nhưng họ không quan tâm vì cho rằng đó không phải thứ mình cần và cuối cùng không bán được hàng vì sản phẩm không truy xuất được nguồn gốc, không tích hợp được dữ liệu một cách có hệ thống.

Tuy nhiên, khoa học công nghệ vẫn phải gắn với tư duy, nếp nghĩ tập quán canh tác của nông dân và phải có chứng minh bằng kết quả thực sự thì mới thay đổi được thói quen sản xuất của người nông dân. Theo tôi, các start-up khi bắt tay vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển sản phẩm của mình cần tôn trọng nguyên tắc 4 chữ S gồm: “sức khỏe”, “sinh thái”, “sự công bằng” và “sự sống môi sinh”.

Theo anh Phạm Văn Huệ – Giám đốc HTX Sản xuất dầu thực vật nguyên chất Bảo Tâm: “Nông nghiệp phải hướng đến nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp chế biến sâu”

Nếu xem nông nghiệp gồm 3 bước là sản xuất, sơ chế và chế biến sâu, thì hiện nay các dự án khởi nghiệp trên lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu dừng lại ở bước thứ nhất và thứ hai, còn bước thứ ba rất ít. Điều này cũng lý giải một thực trạng là, dù chiếm phần lớn lực lượng lao động nhưng ngành nông nghiệp đóng góp vào GDP rất thấp. Chính vì lẽ đó, ngành nông nghiệp nói chung và các dự án khởi nghiệp về nông nghiệp nói riêng cần tập trung đầu tư theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và chế biến sâu. Như vậy thì mới nâng cao được giá trị kinh tế mà nông nghiệp mang lại.

Quay trở lại với việc vì sao hiện nay ít dự án khởi nghiệp trên lĩnh vực nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chế biến sâu. Với sự ưu tiên hỗ trợ mạnh cho nông nghiệp, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất hiếm dự án nào có tính đột phá, phần lớn đều có những điểm chung giống nhau, và đặc biệt là mới chỉ dừng ở khâu sản xuất, sơ chế đơn thuần, ít có những sản phẩm đặc thù, mang giá trị kinh tế cao. Khá nhiều người làm nông nghiệp nhưng chưa đầu tư nghiên cứu, cập nhật kiến thức về nông nghiệp, công nghệ chế biến sau thu hoạch, …

Một số người thì chỉ chăm chút vào khâu sản xuất mà chưa tìm hiểu kỹ thị trường, dẫn đến sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Đặc biệt, cho dù Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp nông nghiệp, nhưng số lượng doanh nghiệp tiếp cận và thừa hưởng các chính sách đó còn khiêm tốn…

Từ thực trạng đó đòi hỏi các dự án khởi nghiệp về nông nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho khâu chế biến sâu cũng như nông nghiệp công nghệ cao. Phải đa dạng sản phẩm, hướng đến những sản phẩm đặc thù, có giá trị kinh tế cao. Muốn làm được điều đó cần phải có kiến thức về quản lý sản xuất, thực phẩm, phát triển sản phẩm. Đặc biệt cần đồng hành giữa 3 khâu: sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Không thể tập trung vào một khâu mà bỏ qua 2 khâu còn lại.

Về tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp khởi nghiệp nên tìm kiếm các kênh bán hàng và mô hình kinh doanh hiệu quả, phù hợp nhất với sản phẩm của mình. Phải hướng đến đối tượng khách hàng khó tính nhất để từ đó hoàn thiện, nâng cao chất lượng, mẫu mã của sản phẩm.

Ngoài ra, những thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm cần được hiện diện đầy đủ trên các kênh thông tin như website doanh nghiệp, báo chí, mạng xã hội…,  để đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.

 

 

Bài viết liên quan